Đối với thực phẩm chế biến từ nguyên liệu là “hữu cơ” thì bằng mắt thường bạn không thể nhận biết được, do vậy cách duy nhất là dựa vào nhãn và các chứng nhận hữu cơ mà thực phẩm đó có được.
– Nhãn 100% Organic chỉ các thực phẩm không chứa một tí chất thêm nào;Sau đây là một số cách ghi nhãn bạn cần biết trước khi mua thực phẩm hữu cơ:
– Nhãn Organic là cho thực phẩm có trên 95% chất organic;
– Nhãn Made with Organic Ingredients chỉ món hàng có ít nhất 70% thành phần hữu cơ không được có một chút sulfites nào;
– Nhãn Some organic ingredients khi có dưới 70% thành phần hữ cơ.
Nhà sản xuất không được quảng cáo Organic nếu họ dùng hóa chất trong 3 năm trước khi thu hoạch.
Trước khi được công nhận là “Organic”, chính quyền sẽ thanh tra nông trại xem sản phẩm và phương thức nuôi trồng có hội đủ các tiêu chuẩn đã đề ra không.
Một số cách phân biệt rau hữu cơ với các loại rau khác
Rau quả lâu héo, dễ bảo quản
Rau hữu cơ có một vài đặc điểm bạn nên chú ý là về màu sắc: màu của rau hữu cơ xanh hơi vàng, không non mơn mởn cũng không xanh quá đậm (màu xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau).
Về kích thước lá hoặc củ quả thì cân đối và không quá cỡ (tức là không nhỏ quá hoặc lớn quá). Đặc biệt, rau hữu cơ rất lâu héo, ngoài ra việc bảo quản cũng dễ hơn do không có tác động của chất hóa học, chỉ cần tưới một chút nước là có thể tươi trở lại ngay.
Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).
Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.
Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên
mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.
Mẫu mã xấu
Một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.
***
Rau hữu cơ 100% tự nhiên an toàn: – Không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật – Không sử dụng các loại phân bón hóa học – Không sử dụng chất kích thích tăng trưởng – Không sử dụng chất bảo quản – Không sử dụng giống biến đổi gene – Rau hữu cơ giàu chất dinh dưỡng hơn – Rau hữu cơ giảm nguy cơ ung thư – Rau hữu cơ an toàn với phụ nữ có thai và trẻ con vì không có hóa chất. |
Ban biên tập Ifood (tổng hợp tham khảo)