Suy nghĩ về việc bắt đầu một doanh nghiệp thực phẩm !!!

 “Ngạc nhiên và thú vị” là những gì bạn muốn khách hàng và đối thủ cảm nhận khi bạn tung ra thị trường một sản phẩm mới. Nhưng làm thế nào để đạt được điều này, đặc biệt trong một thị trường đã bão hòa như hiện nay?
Cho dù bạn tung ra một sản phẩm hoàn toàn mới hay chỉ là sự mở rộng của dòng sản phẩm hiện tại, 6 hành động bắt buộc phải thực hiện dưới đây nhất định sẽ dẫn bạn đi tới thành công !!

1. Ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng

Dù ý thức được rằng mình muốn mở công ty nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Ngay cả khi bạn đang có một ý tưởng sản phẩm vô cùng độc đáo??

Bạn nên nhớ rằng, để thành công thì ý tưởng chỉ độc đáo thôi chưa đủ, mà còn phải có khả năng hiện thực hóa nữa. Chính vì thế, để biến ý tưởng thành một sản phẩm cụ thể, bạn phải trải qua một quá trình nghiên cứu và thử nghiệm hoàn toàn nghiêm túc và kỹ lưỡng.

Trong thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp thử nghiệm và sai để rồi rút kinh nghiệm. Sau nhiều lần sai như vậy, đã có rất nhiều người thành công tuy nhiên cũng không ít người gặp thất bại.

Vậy tại sao sản phẩm mới lại thất bại?

Có thể ý tưởng về sản phẩm là tốt nhưng do sản phẩm thực tế không sản xuất được như mong muốn, hoặc do chi phí sản xuất quá cao thị trường không thể chấp nhận được hoặc cũng có thể do sản phẩm không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng…

Chính vì thế, cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, ngoài góc độ lợi nhuận, kinh doanh, chế biến thực phẩm luôn ẩn chứa những rủi ro mà nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng và đầu tư đúng cách sẽ rất dễ khiến cho ý tưởng của bạn bị phá sản ngay từ đầu.

2. Nghiên cứu thị trường và kế hoạch kinh doanh

Thực chất nghiên cứu thị trường là một công cụ khoa học để tìm hiểu mong muốn của khách hàng cũng như xác định lượng cung ứng đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Việc suy đoán khách hàng mong muốn loại hàng hoá nào đó với số lượng nào đó là một cách làm không có cơ sở khoa học và rất dễ sai lầm.

Kế hoạch kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào vào kết quả nghiên cứu nhu cầu. Nếu xác định sai nhu cầu thị trường thì việc hoạch định chiến lược cũng như toàn bộ những nỗ lực sau đó của doanh nghiệp đều là vô nghĩa và thất bại là điều khó tránh khỏi.

Như vậy: Nghiên cứu thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào; sự thành bại của doanh nghiệp một phần có sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu thị trường.

3. Đăng ký tổ chức doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh)

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp với mô hình kinh doanh trong khi bạn có quá nhiều lựa chọn?

Quá trình chọn lựa này vô cùng khó khăn bởi có rất nhiều loại hình của tổ chức để bạn chọn lựa. Một kế hoạch kinh doanh có thể được tổ chức như một doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn…

Mỗi loại hình đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế riêng. Do đó, trước khi quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp theo loại hình công ty nào, chủ doanh nghiệp (hoặc nhà đầu tư) cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của mình để đưa ra lựa chọn cho phù hợp nhất.

4. Xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất thực phẩm

Khi quyết định lắp đặt một dây chuyền sản xuất thực phẩm có rất nhiều yếu tố để xem xét. Bao gồm: máy móc, thiết bị, công nghệ  và cách bố trí lắp đặp dây chuyền như thế nào là hợp lý…

Trên thực tế đã có rất nhiều nhà sản xuất vội vàng đầu tư mua dây chuyền sản xuất từ những công nghệ lạc hậu với giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để phát triển sản xuất kinh doanh.

Chính vì sự vội vàng ấy mà nhiều nhà sản xuất đã đưa đơn vị mình vào con đường khó khăn, không thể duy trì sản xuất. Nhiều đơn vị chỉ mới vận hành dây chuyền được vài ngày đã bị hỏng linh kiện, hay phải bảo dưỡng, sửa chữa dẫn đến tình trạng nhân công không có việc, đơn vị thì không có hàng để cung cấp ra thị trường, chi phí đầu tư cho sản xuất tăng cao. Lợi nhuận mang lại thấp hơn nhiều so với chi phí bỏ ra…

Do đó, để có được một phương án tổ chức sản xuất tối ưu nhất, doanh nghiệp cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng và quan trọng hơn hết là cần phải có một chuyên gia tư vấn đủ kinh nghiệm để đánh giá tính khả thi của dự án và một đơn vị cung cấp dây chuyền máy móc, thiết bị uy tín và chất lượng.

5. Đặt tên thương hiệu

Hãy định vị sản phẩm trong đầu khách hàng!!

Một lỗi mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là đặt tên sản phẩm theo cách mô tả sản phẩm đó.Ví dụ: “Viên kháng khuẩn” đặt cho một loại thực phẩm chức năng, hoặc “Má phanh chống mòn” đặt tên cho một loại má phanh xe máy.

Những cái tên nội bộ hiếm khi thích hợp với các khách hàng bên ngoài và khó có thể đẩy mạnh các nỗ lực tiếp thị. Bạn cần tránh sử dụng các từ viết tắt hay những nhãn hiệu miêu tả trực tiếp. Chúng khó có thể gây ấn tượng với các khách hàng hay giúp bạn trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, bao bì sản phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của một sản phẩm hay thương hiệu. Bao Bì là thứ duy nhất hữu hình – mang sản phẩm và thương hiệu tới người tiêu dùng một cách rõ ràng nhất.

Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà bao bì cần phải truyền tải được mục đích công tác truyền thông của thương hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

6. Đảm bảo ATTP và tuân thủ quy định pháp luật

Nếu một khách hàng bị ngộ độc thực phẩm từ chính sản phẩm mà bạn cung cấp thì có thể bạn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý để bồi thường cho những gì mà họ phải chịu. Nếu một khách hàng – hoặc tệ hơn, nhiều khách hàng – kiện sản phẩm của bạn khi họ bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể phải trả tiền cho họ bao gồm chi phí y tế, thu nhập từ việc vắng mặt tại nơi làm việc, và chi phí pháp lý. Nếu nhiều khách hàng có hành động chống lại bạn, chi phí có thể tăng cao lên.

Những thiệt hại về ngộ độc thực phẩm có thể khiến cho cơ sở của bạn ngừng hoạt động và dẫn đến phá sản, vì vậy tốt nhất để tránh xảy ra những vấn đề này bạn cần quản lý đúng cách thực phẩm để chắc chắn rằng sản phẩm của bạn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đương nhiên việc quản lý này phải được thực hiện trên nền tảng tuân thủ pháp luật.

Một số giấy tờ pháp lý quan trọng mà bạn cần quan tâm:

  • Giấy phép An toàn thực phẩm là bằng chứng chứng minh với cơ quan quản lý rằng cơ sở của bạn đủ điều kiện để sản xuất ra sản phầm an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Giấy chứng nhận Công bố sản phẩm: Đối với các sản phẩm thực phẩm có hạn sử dụng từ 7 ngày trở lên bắt buộc phải có giấy chứng nhận Công bố thì mới được phép lưu hành trên thị trường.
  • Giấy phép quảng cáo: Lưu ý, bạn chỉ được phép quảng cáo đúng nội dung đã được cơ quan thẩm định. Đó chính là lý do vì sao mà bạn cần phải xin giấy phép quảng cáo.
  • Đăng ký sở hữu trí tuệ: Sản phẩm độc đáo của bạn đã trải qua quá trình sàng lọc, khảo sát và có thể phải chi đến hàng trăm triệu đồng cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Nếu không có sự bảo hộ độc quyền sáng chế,  công  ty của bạn rất có nguy cơ sẽ phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” (“free-riding”) của các đối thủ cạnh tranh.
  • Đăng ký mã số mã vạch (MSMV): Nếu bạn đang có ý định bán sản phẩm của bạn trong một thị trường bán lẻ, bạn nên đăng ký MSMV để thuận tiện trong việc kiểm kê các sản phẩm, đặc biệt với dòng sản phẩm lớn và đa dạng. Bên cạnh đó. đăng ký MSMV còn là một trong những giải pháp tốt nhất để phòng chống hàng giả nhằm bảo vệ uy tính cho doanh nghiệp của bạn.
  • Và một số giấy tờ và thủ tục quan trọng khác bao gồm: thủ tục hải quan, giấy chứng nhận ISO, HACCP,…

Chỉ cần có ý tưởng, chúng tôi sẽ giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực!!

 

Các bạn thấy đấy, việc thành lập doanh nghiệp không hề đơn giản, để kinh doanh thành công thì có rất nhiều vấn đề phải suy xét bao gồm: Ý tưởng sản phẩm, quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất và thủ tục pháp lý… Do đó, nếu không nắm rõ hoặc không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ khó tránh khỏi những bỡ ngỡ và rối trí trong quá trình thực hiện.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu và đầu tư thực phẩm, cùng với sự liên kết chặt chẽ với các đối tác là giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sỹ, kỹ sư và các Tổ chức trong và ngoài nước, Chúng tôi sẽ tư vấn cũng như cung cấp các giải pháp toàn diện bao gồm: đánh giá, hoàn thiện ý tưởng sản phẩm, tối ưu hóa công thức phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, phát triển sản phẩm từ A đến Z và tiến hành thương mại hoá sản phẩm…

Thế mạnh của Ifood:

Nếu bạn thực sự nhiệt huyết với ý tưởng của mình, không lý gì bạn lại không triển khai nó. Đừng để nỗi sợ thất bại kìm hãm bạn. Nếu đam mê của bạn đủ lớn, thì mọi việc đều có thể và hãy để chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện điều đó!!

Hãy đến với Ifood- Nơi biến ý tưởng của bạn thành hiện thực !

Ifood 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn