Những sai lầm khi ăn dứa, cẩn thận kẻo mất mạng

Dứa (thơm) được xếp vào loại quả chứa nhiều dinh dưỡng nhưng nếu bạn sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dứa.

Ăn dứa vào lúc đói

Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các loại axit hữu cơ của dứa và bromelin sẽ tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao và khó chịu.

Ăn dứa quá nhiều

Trong một ngày nếu ăn dứa quá nhiều thì các axit hữu cơ và một số enzym có công dụng làm tiêu protein, không có lợi cho những người đau dạ dày. Đồng thời sẽ gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

Những sai lầm khi ăn dưa hấu, cẩn thận kẻo mất mạng
Không nên ăn quá nhiều dứa trong ngày, một tuần mỗi người chỉ nên ăn tối đa 02 quả dứa

Vì thế, mọi người không nên ăn quá nhiều dứa trong một ngày ngày, mỗi người một tuần chỉ nên ăn tối đa 02 quả dứa. Nên uống và ăn dứa sau bữa ăn để việc tiêu hóa thức ăn, và đặc biệt là các chất béo trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều dứa/ thơm có thể dẫn đến sưng hay đau môi, rát lưỡi, má trong. Đó là do bromelain có đặc tính làm mềm thịt. Tình trạng này sẽ chấm dứt trong vòng vài giờ, nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, nhiều người có thể bị phát ban hay nổi mề đay hay khó thở, lúc đó mọi người nên tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Nhiều trường hợp nặng dẫn tới dị ứng dứa.

Ăn dứa khi mang bầu

Dù chứa nhiều dinh dưỡng nhưng các bà bầu, nhất là mẹ bầu mới mang thai 03 tháng đầu không nên ăn. Theo nghiên cứu, trong dứa có chất bromelain có công dụng làm mềm tử cung và kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt, những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao.

Bà bầu mang thai 03 tháng đầu ăn quá nhiều dứa sẽ dễ gây sẩy thai. Tuy nhiên, khi được nấu chín thì chất bromelain sẽ bị mất đi. Tốt nhất các mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ và nên ăn một lượng vừa phải ở giai đoạn tiếp theo.

Ăn dứa chưa chín

Ăn dứa chưa chín hay uống nước ép dứa chưa chín sẽ rất nguy hiểm. Trong trạng thái này, dứa vô cùng độc hại đến sức khỏe con người và có thể dẫn đến tiêu chảy nặng, nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể sẽ khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Ăn dứa không đúng cách cẩn thận kẻo có ngày ‘mất mạng’
Dứa chưa chín thì không nên ăn

Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến. Sau khi ăn dứa 30 – 60 phút, họ thấy khó chịu, ngứa khắp người, mệt mỏi, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa và nổi mày đay. Về tiêu hóa, những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, ỉa chảy, nôn mửa. Về hô hấp, tuần hoàn có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở và huyết áp hạ.

Để phòng ngừa tai biến trên, bạn cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không nên ăn dứa dập nát, gọt dứa thì phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua một ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Nhớ không ăn nhiều dứa khi đang đói.

Ngoài những lưu ý trên, nếu như bạn ăn dứa đúng cách đủ liều lượng thì mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe cũng như sắc đẹp đấy nhé.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn