Chuyển giao công nghệ là gì? Đối tượng và phương thức chuyển giao

Chuyển giao công nghệ là gì? Đối tượng công nghệ nào được chuyển và và hình thức, phương thức chuyển giao như thế nào? Cùng IFOOD tìm hiểu chi tiết nhé!

Chuyển giao công nghệ là gì
Chuyển giao công nghệ là gì?

Thực tế, nhu cầu của nhiều doanh nghiệp Việt trong nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ để nâng cao hơn năng suất, chất lượng cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa chưa bắt kịp được với xu thế của thị trường trong tình hình bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Chuyển giao công nghệ giúp đẩy mạnh về chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ các nước ngoài vào nước ta; khuyến khích chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài.

Vậy chuyển giao công nghệ là gì? được thực hiện bởi phương thức nào và đối tượng công nghệ được chuyển giao là ai?

Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng một phần hay toàn bộ công nghệ từ bên có quyền “chuyển giao công nghệ” sang bên nhận công nghệ.

Trong đó:

  • Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: Chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền về chiếm hữu, quyền sử dụng, định đoạt công nghệ cho các tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ chính là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu của công nghiệp thì việc ‘chuyển giao quyền sở hữu công nghệ’ phải được thực hiện cùng với chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo như quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: Cá nhân, tổ chức cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng công nghệ của mình.
  • Chuyển giao công nghệ trong nước: là việc chuyển giao công nghệ thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào vùng lãnh thổ Việt Nam.
  • Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài: là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua bên biên giới ra nước ngoài.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao

– Công nghệ được chuyển giao là một hoặc những đối tượng sau đây:

  • Bí quyết công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
  • Phương án, quy trình công nghệ; các giải pháp, thông số, bản vẽ hay sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính và thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa về sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm của một trong các đối tượng mà pháp luật quy định

Trường hợp đối tượng công nghệ đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Như vậy, chuyển giao công nghệ cần xem xét xem đối tượng đó có được bảo hộ quyền sở hữu về trí tuệ hay không? Nếu có thì cần phải thực hiện cả việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của chính đối tượng đó.

Đối tượng công nghệ được chuyển giao
Sử dụng chuyển giao công nghệ giúp tối ưu được chi phí và thời gian

Quyền chuyển giao công nghệ

  • Chủ sở hữu công nghệ có quyền được chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng về công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho các tổ chức, cá nhân khác khi được chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
  • Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do những bên thỏa thuận bao gồm:
    • Độc quyền hay không độc quyền sử dụng công nghệ;
    • Quyền chuyển giao tiếp quyền để sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho một bên thứ ba.

tag: chuyển giao công nghệ là gì

Hình thức chuyển giao công nghệ

  • Chuyển giao công nghệ độc lập.
  • Chuyển giao công nghệ trong những trường hợp sau đây:
    • Dự án đầu tư;
    • Góp vốn bằng công nghệ;
    • Nhượng quyền thương mại;
    • Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
    • Mua, bán máy móc và thiết bị quy định
  • Chuyển giao công nghệ bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
  • Việc chuyển giao công nghệ theo quy định phải được lập thành hợp đồng; và việc chuyển giao công nghệ phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc các điều khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc hồ sơ dự án đầu tư có nội dung quy định.

Phương thức chuyển giao công nghệ

  • Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  • Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững & làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
  • Cử chuyên gia tư vấn về kỹ thuật cho bên nhận công nghệ và đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được những chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ theo thỏa thuận.
  • Chuyển giao máy móc, thiết bị đi kèm theo các phương thức quy định.
  • Phương thức chuyển giao khác do các bên tự thỏa thuận.

Bạn đang xem bài viết: Chuyển giao công nghệ là gì? Đối tượng và phương thức chuyển giao tại website https://shopcongnghethucpham.com

Các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ

  • Môi giới chuyển giao công nghệ.
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ.
  • Đánh giá công nghệ.
  • Thẩm định giá công nghệ.
  • Giám định công nghệ.
  • Xúc tiến chuyển giao công nghệ.

Như vậy, việc quy định về việc chuyển giao công nghệ nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp, điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân hoạt động “chuyển giao công nghệ”; phát triển thị trường khoa học & công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia đối với doanh nghiệp là trung tâm; nâng cao trình độ cũng như tiềm lực công nghệ quốc gia nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh phát triển nhanh, bền vững kinh tế – xã hội.

Qua bài viết IFOOD hy vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn về chuyển giao công nghệ là gì, và những vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ: đối tượng công nghệ chuyển giao, hình thức, phương thức và quyền chuyển giao công nghệ.

dịch vụ chuyển giao công nghệ

IFOOD là đơn vị tiên phong, hàng đầu trong việc cung cấp giải pháp “chuyển giao công nghệ sản xuất thực phẩm” toàn diện cho Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam.

Dựa trên nền tảng hợp tác với các chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân sự nhiệt huyết và sáng tạo; IFOOD luôn mang đến cho khách hàng mọi lựa chọn ưu Việt nhất , đảm bảo bắt nhịp với sự thay đổi của thế giới thực phẩm, và xu hướng tiêu dùng, nâng cao hơn tính cạnh tranh, tối ưu hóa mọi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Khách hàng có nhu cầu mong muốn hợp tác, sử dụng công nghệ sản xuất chế biến của IFOOD xin vui lòng liên hệ hotline: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) – Email: info@ifoodvietnam.com để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp mọi thông tin liên quan đến quy trình chuyển giao công nghệ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn