Kiểm nghiệm trước và sau khi đã công bố thực phẩm là điều quan trọng không thể bàn cãi. Tuy nhiên với từng loại thực phẩm khác nhau thì các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cũng sẽ có những định mức riêng và phù hợp. Đặc biệt đối với từng khu vực, quốc gia những quy định chỉ tiêu kiểm nghiệm càng phải đảm bảo nghiêm ngặt.

Hãy cùng Fosi tìm hiểu nhanh các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cần quan tâm theo quy định pháp luật hiện nay
XEM NGAY:
Quy định về các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm
Cần hiểu bản chất của chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm hay còn gọi là chỉ tiêu sử dụng đánh giá chất lượng của sản phẩm quy định đối với nhóm ngành sản phẩm. Được cụ thể hóa tại:
- Nghị định số 15/2018,
- Luật ATTP 2010
- Và các văn bản khác có liên quan.
Theo đó cá nhân, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp đang kinh doanh bất kỳ loại sản phẩm nào trên thị trường Việt Nam. Việc tiến hành thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm là: bắt buộc.
Điều này để những cơ quan chuyên ngành dễ quản lý sản thực phẩm. Điều này chứng minh được chất lượng VSATTP. Hơn hết đảm bảo được quyền lợi ích chính đáng của những người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cần quan tâm
Về cơ bản chỉ tiêu kiểm nghiệm chất luowcngj thực phẩm được phân thành 2 nhóm sản phẩm:
Nhóm sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật
Đối với nhóm sản phẩm này, khá phổ biến đặc biệt đối với các sản thực phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên doanh nghiệp cần tự xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm. Điều này dựa vào những tiêu chuẩn trong nước cũng như các tiêu chuẩn quốc tế điều chỉnh phù hợp.
Nhóm sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật
Đối với sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật thì những chỉ tiêu thử nghiệm phải cần đáp ứng theo yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật tương ứng – đây là một trọng những yêu cầu bắt buộc. Khi cần làm hồ sơ công bố hợp quy, doanh nghiệp sẽ dựa theo các chỉ tiêu được quy định trong quy chuẩn để xác định những chỉ tiêu thử nghiệm:
-
- Nước ăn uống, nước sinh hoạt
- Nước đá dùng liền
- Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống có cồn và không cồn
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ
- Các chất được sử dụng để bổ sung vào sản thực phẩm
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- Phụ gia thực phẩm
- Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp thực phẩm.
Đối với các nhóm sản phẩm kể trên. TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) về kỹ thuật quy định cụ thể đối với từng loại. Và sẽ được FOSI tư vấn đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định chi tiết.
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cần lưu ý gì?
Xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là bước đầu khi thực hiện hoạt động kiểm nghiệm. Tuy nhiên, để xây dựng chỉ tiêu đối với từng loại sản phẩm cụ thể cần phải dựa trên cơ sở nào? Luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Việc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm là công việc cần tiến hành trước khi thực hiện kiểm nghiệm. Tuy nhiên, để xây dựng chỉ tiêu đối với từng loại sản phẩm cụ thể phải dựa trên cơ sở nào. Dưới đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm cơ bản:
- Chỉ tiêu cảm quan ( trạng thái, màu sắc, mùi, vị, …)
- Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng
- Chỉ tiêu vi sinh vật
- Chỉ tiêu kim loại nặng
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc hóa chất gây ảnh hưởng.
Ngoài ra trong quá trình lấy mẫu, bảo quản cần phải thực hiện đúng quy trình. Thực tế đã có nhiều trường hợp kết quả kiểm nghiệm thực phẩm không chính xác dẫn đến thời gian thực hiện bị kéo dài gây tốn kém và cũng không được Bộ Y tế chấp nhận.
Với mục đích giúp doanh nghiệp tránh gặp những khó khăn, phiền toán trong quá trình tiến hành kiểm nghiệm. FOSI với kinh nghiệm nhiều năm trong vấn đề trên sẽ tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm theo đúng quy định.
Mọi vướng mắc liên quan đến kiểm nghiệm sản phẩm vui lòng liên hệ Hotline: 0909 898 783 (Mr Hải) – (028) 6682 7330 – 0909 228 783 (Ms Ngân) để được hỗ trợ đầy đủ nhất.