Luật chuyển giao công nghệ của quốc hội khoá xi, kỳ họp thứ 10

chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của pháp luật
Chuyển giao công nghệ phải tuân theo quy định của pháp luật

Ngày 29 tháng 11 năm 2006 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số Số 80/2006/QH quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu dễ dàng tìm đến nhau.

Thông tư gồm 7 chương, 61 điều, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.
Để giúp doanh nghiệp nắm rõ quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tai Việt Nam, IFOOD trình bày tóm tắt một số một nội dung chính của Thông tư Số 80/2006/QH như sau:

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 9. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao

Công nghệ được khuyến khích chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
  1. Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
  2. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
  3. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
  4.  Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
  5. Bảo vệ sức khỏe con người;
  6. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh;
  7. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
  8. Phát triển ngành, nghề truyền thống.

Điều 10 . Công nghệ hạn chế chuyển giao

Hạn chế chuyển giao một số công nghệ nhằm mục đích sau đây:
  1. Bảo vệ lợi ích quốc gia;
  2. Bảo vệ sức khỏe con người;
  3. Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
  4. Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
  5. Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 11 . Công nghệ cấm chuyển giao

  1. Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
  2. Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  3. Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  4. Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 12 . Hình thức chuyển giao công nghệ

Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau đây :
  1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
  2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng (Dự án đầu tư; Hợp đồng nhượng quyền thương mại; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật)
  3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 13 . Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ

  1. Lợi dụng hoạt động chuyển giao công nghệ làm tổn hại đến lợi ích quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  2. Huỷ hoại tài nguyên, môi trường; gây hậu quả xấu đến sức khoẻ con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  3. Chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao; chuyển giao công nghệ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không được chuyển giao cho bên thứ ba.
  4. Vi phạm quyền chuyển giao công nghệ về sở hữu, sử dụng công nghệ.
  5. Gian lận, lừa dối trong việc lập và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ và báo cáo thống kê chuyển giao công nghệ.
  6. Cản trở hoặc từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền .
  7. Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà, không thực hiện kịp thời yêu cầu của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
  8.  Tiết lộ bí mật công nghệ, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
  9. Hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ .

CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Điều 15. Nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ

Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây:
  1. Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
  2.  Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
  3.  Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
  4. Phương thức chuyển giao công nghệ;
  5.  Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  6.  Giá, phương thức thanh toán;
  7. Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  8. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
  9.  Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
  10. Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
  11. Phạt vi phạm hợp đồng;
  12. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  13. Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
  14. Cơ quan giải quyết tranh chấp;
  15. Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương III: DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Điều 28. Dịch vụ chuyển giao công nghệ
Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm:
  • Môi giới chuyển giao công nghệ;
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ;
  • Đánh giá công nghệ;
  • Định giá công nghệ;
  • Giám định công nghệ;
  • Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.

Điều 30. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các quyền sau đây:
  1.  Tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ đã đăng ký kinh doanh;
  2. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
  3. Sử dụng cộng tác viên trong nước và nước ngoài để phục vụ hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
  4. Hưởng tiền cung ứng dịch vụ và lợi ích khác từ việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo thoả thuận;
  5. Yêu cầu người sử dụng dịch vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của người sử dụng dịch vụ gây ra cho mình;
  6.  Hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiến hành hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ;
  7. Tham gia hiệp hội ngành, nghề trong nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 31 . Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ có các nghĩa vụ sau đây:
  1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đã đăng ký kinh doanh;
  2.  Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ đã giao kết;
  3. Chịu trách nhiệm trước bên sử dụng dịch vụ về kết quả thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ của mình;
  4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên sử dụng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
  5. Giữ bí mật thông tin theo thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ;
  6. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số nội dung chính nhằm giúp Doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về Luật chuyển giao công nghệ tại Việt Nam để có cơ sở tìm hiểu và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đề ra.

Xem luật đầy đủ. TẠI ĐÂY

Ban biên tập Ifood

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn